Quy trình kỹ thuật ép vây cừ C trong thi công tầng hầm

Quy trình kỹ thuật ép vây cừ C trong thi công tầng hầm

ép cừ vâyThi công làm tường chắn là một trong những biện pháp được áp dụng phổ biến khi thi công tầng hầm. Và hiện nay, có nhiều phương pháp thi công được áp dụng cho công đoạn này như: thi công cọc vây bê tông, thi công vây bằng thép hình Chữ I, thi công vây cừ thép hình C, thi công cừ larsen (cừ lá sen),… Bài viết này

CÔNG TY TNHH DV-XD, TM NHẬT LONG TIẾN

chia sẻ cho các bạn quy trình kỹ thuật ép vây cừ C trong thi công tầng hầm.

1. Ép cừ vây C có tác dụng gì?

Như chúng ta đều biết tầng hầm là phần âm xuống mặt đất kể từ code vỉa hè. Do đó để thi công tầng hầm, cần tiến hành đào bỏ phần đất tại khu vực tầng hầm. Và để tạo không gian làm việc tại khu vực thi công, cừ vây C được sử dụng với những tác dụng sau:

  • Làm tường vây tạm để tạo khu vực thi công phần móng, sàn, vách tầng hầm.
  • Chắn đất chống sạt lở trong quá trình thi công, trước khi phần vách tầng hầm được hoàn thiện.
  • Ngăn dòng nước ngầm vào công trình âm dưới đất.

2. Ưu nhược điểm của phương pháp ép cừ vây hình C

Mỗi phương pháp thi công đều sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Điều quan trọng khi áp dụng là đơn vị thi công và CĐT cần tận dụng tối đa ưu điểm và khắc phục triệt để các nhược điểm. Nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất cho công trình và CĐT. Cùng điểm qua một số ưu và nhược điểm của phương pháp thi công vây cừ C.

Ưu điểm:

  • Đây là phương pháp tiết kiệm chi phí thi công. Ép vây cừ C sẽ giúp CĐT giảm được 50% chi phí so với phương pháp thi công cọc vây bê tông.
  • Ít chiếm diện tích tầng hầm. Mỗi lá cừ C chỉ dày 6cm, giúp giảm tối đa việc chiếm đất vì tường chắn trong quá trình thi công vách tầng hầm.
  • Thi công nhanh chóng. Thời gian thi công chỉ từ 5 – 10 ngày kể từ khi nhận mặt bằng đối với nhà phố liền kề. Giúp rút ngắn thời gian và đảm bảo tiến độ công trình.
  • Cừ vây C được tái sử dụng nhiều lần. Sau mỗi công trình, cừ vây C sẽ được rút lên và phục vụ cho các công trình khác, giúp giảm rất nhiều chi phí thi công.
  • Không gây tiếng động và rung động lớn nếu sử dụng máy ép thủy lực, vì thế không ảnh hưởng nhiều đến các công trình xung quanh.
  • Chất lượng tường vây đảm bảo, chịu lực tốt.

Nhược điểm:

Lá cừ C được làm từ thép nên rất dễ bị oxy hóa dẫn đến rỉ sét và ăn mòn. Tuy nhiên nhược điểm này dễ dàng được khắc phục nếu thường xuyên sơn hoặc mạ kẽm chống điện hóa,…

3. Quy trình ép vây cừ C trong thi công tầng hầm

Để quá trình thi công diễn ra thuận lợi và đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Công tác thi công cần thực hiện đúng quy trình:

1. Chuẩn bị mặt bằng thi công:

  • Dỡ bỏ công trình cũ (nếu có).
  • Khảo sát mặt bằng, tùy vào tình hình địa chất từng khu vực khác nhau mà chúng tôi đề ra giải pháp thi công hiệu quả và an toàn.
  • Đảm bảo mặt bằng được chuẩn bị thuận lợi cho quá trình thi công.

2. Thi công ép cọc BTCT

3. Vận chuyển cừ C, thép hình chữ I, hệ giằng shoring, máy đào đất và các vật dụng cần thiết đến tập kết tại công trình.

4. Thi công ép cừ C vây quanh chu vi vách hầm đến độ sâu theo thiết kế.

5. Tiến hành đào đất đến độ sâu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Để đảm bảo an toàn quá trình giằng chống hệ shoring sẽ được triển khai song song quá trình đào đất.

6. Triển khai thi công kết cấu móng, sàn, vách bê tông cốt thép tầng hầm.

7. Tiến hành rút cừ vây C sau khi đổ bê tông vách từ 2 – 3 ngày. Sau đó là công tác bàn giao mặt bằng để tiến hành các công đoạn thi công khác.

4. Các loại cọc cừ  trong thi công tầng hầm

Ngoài vây cừ C, thi công ép cừ vây nói chung được sử dụng phổ biến trong quá trình thi công tầng hầm, gia cố móng và bể bơi. Tùy vào từng điều kiện thi công khác nhau mà người ta sẽ sử dụng:

Cừ U200, C200

Loại cừ được sản xuất từ thép, có bề rộng 20 phân, cánh 5 phân và chiều dài đa dạng theo từng công trình. Được sử dụng phổ biến trong thi công tầng hầm, bán hầm, gia cố nền móng ở vùng đất yếu.

Đối với cừ U200 và C200 có 2 phương thức thi công:

  • Cừ bỏ: đúng như tên gọi, loại cừ này được sử dụng 1 lần rồi rút lên bỏ. Có thể cắt tùy ý, cừ bỏ được thi công sát tường để tận dụng hết phần đất.
  • Cừ thuê: được tái sử dụng sau khi rút lên, chiều dài thường thấy là 4m và 6m. Loại cừ này phải được thi công cách tường 20 phân nhằm thuận lợi cho công tác rút cừ sau này.

Cừ larsen (cừ lá sen)

Loại cừ được làm từ thép có khả năng chịu lực tốt tuy nhiên trọng lượng không nặng. Cừ larsen có cấu trúc các khớp nối liên kết với nhau tạo thành khối hợp nhất trong quá trình thi công. Vì thế loại cừ này có khả năng chắn nước, chắn đất tốt và rất vững chắc. Được sử dụng phổ biến trong các công trình: cảng, xây dựng bờ kè, đê điều, đường hầm, hầm nhà cao tầng, bể bơi. Ngoài ra còn được ứng dụng tối ưu, hỗ trợ tạo kết cấu và đảm bảo an toàn khi thi công các công trình liền kề.

Nếu cần tư vấn các giải pháp thi công nhà phố chuyên nghiệp vui lòng liên hệ Điện thoại: 0903837257 hoặc chat với tư vấn viên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *